ACQUISITION – Understand customer preference
Trong trường hợp bạn cung cấp nhiều sản phẩm từ rất nhiều brand cho khách hàng, bạn cần quan tâm đến những brand nào mà khách hàng yêu thích, thường mua và sử dụng. Điều này được thực hiện thông qua những phương thức sau:
– Thông quan việc tìm kiếm sản phẩm: bộ lọc(filter) khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm nào đó.
– Thông qua việc xem chi tiết sản phẩm: Mỗi sản phẩm đều thuộc brand nhất định và từ việc đó bạn có thể tổng kết brand nào khách xem nhiều nhất.
– Thông qua việc mua hàng: Những brand nào khách hàng hay mua và số lần mua là bạn có thể có được thông qua hệ thống POS, Ecommerce…
Tuy nhiên đối với tập khách hàng mà bạn không có thông tin để dự đoán, xác định thì bạn sẽ có chiến lược như thế nào nếu số lượng khách hàng này vừa không xác định được thông tin(email address, mobile number…) và chiếm số lượng kha khá?
Bạn có thể có nhiều ý tưởng cho việc này, nhưng một cách chính xác đó là hãy hỏi ngay chính khách hàng vấn đề bạn cần bằng những công cụ popup, survey như sau:
- Hiển thị danh sách top brand hoặc những brand tương ứng khách đã có tương tác và hỏi khách hàng brand nào họ quan tâm nhất. Điều này giống như việc trang web hay hỏi miền, vùng nào: miền Bắc, miền Nam…
- Thông qua những kênh email marketing, social post… bạn cũng hỏi tương tự
- …vv
Chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến việc nên hiển thị khi nào và cho tập khác hàng nào cho hợp lý. Hãy dựa vào số liệu phân tích của GA hoặc công cụ nào mà bạn có, phân khúc ra một tập vừa đủ nhỏ và thực thi. Sau đó quan sát kết quả, nếu tốt thì mở rộng ra tập lớn hơn. Còn nếu không tốt thì hãy điều chỉnh để target đến tập khách hàng khác.
Tổng kết
- Về phía khách hàng: sau khi tự chọn/thiết lập những brand mà ưu thích thì những lần sau, hệ thống sẽ recommend những sản phẩm phù hợp cho chính bản thân họ.
- Về phía brand: Thu thập được thông tin khách hàng(preference data), tăng sales và product awareness.