Email Authentication

Email marketing một trong những kênh tiếp thị quan trọng đối với marketer giúp marketer có thể tương tác và truyền tải thông điệp của brand đến đúng khách hàng đúng nội dung và đúng thời điểm.

Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, bạn cần phải làm rất nhiều điều từ việc cấu hình, cài đặt email, quản lý danh sách người nhận cũng như các chiến dịch hợp lý. Và dưới đây là những việc giúp bạn đạt được mục đích đó.

1. Email domain

Việc chọn email domain để gửi email marketing là việc đầu tiên mà marketer phải làm, tên domain thông thường nêu bật mục đích chức năng của email marketing. Bạn sẽ thấy đâu đó các tên email domain như @marketing.brand.com, @newsletter.brand.com hay @promotions.brand.com…

Bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng có email domain này hầu hết là sub domain của brand.com, có 2 lý do đơn giản để lý giải việc này: thứ nhất đó là domain chính nên sử dụng cho transaction email hay email làm việc của nhân viên, còn thứ hai đó là email marketing có thể ảnh hưởng đến domain chính nên việc chọn sub domain sẽ giảm ảnh hưởng đó đi nếu có vấn đề về spam report, blacklist report … xảy ra.

Khi bạn chọn tên email domain thì sẽ có hai trường hợp xảy ra: chọn tên mới hoàn toàn hoặc tên miền đã được sử dụng trước đó. Cả hai trường hợp đều có điểm tốt và chưa tốt của nó, mới quá thì bạn cần thời gian để build up, còn cũ và đang có độ tin cậy không tốt thì sẽ tốn thời gian cải thiện.

2. Email authentication

Hiểu đơn giản thì email authentication là quá trình xác thực email domain giúp cho các email marketing service có đủ quyền hạn để gửi email marketing bằng email domain của bạn. Việc này thông thường được thực hiện bằng 3 bước sau:

a. SPF

Sender Policy Framework (SPF) là phương thức xác thực cơ bản bằng cách trỏ DNS record vào IP của Email Marketing Service. Khi bạn gửi email marketing đi, các Email Service Provider (như Gmail, Yahoo, Outlook…) sẽ kiểm tra các DNS record này xem có trùng khớp với dữ liệu email gửi đi không. Và dựa vào kết quả trả về mà email của bạn có thể được cho vào inbox, spam (trunk) hoặc thậm chí không được gửi.

b. DKIM

DomainKeys Identified Messaging – DKIM, cũng là phương thức xác thực thông qua DNS record. Khi này Email Marketing Service sẽ sinh ra một cặp public và private key, public key sẽ được cấu hình lên DNS record của email domain mà bạn chọn ở trên, còn private key sẽ được chuyển đi cùng khi gửi email. Và khi Email Service Provider nhận được email sẽ encrypt private key này và sau đó lookup public key từ DNS record để xem trùng khớp với nhau không trước khi quyết định sẽ đưa email vừa nhận vào inbox hay spam folder.

c. DMARC

Domain-based Message Authentication, Reporting & Conformance – DMARC, là phương thức xác thực giúp phát hiện và ngăn chặn việc giả mạo tên miền và lừa đảo. Nó là sự kết hợp của cả 2 phương thức SPF và DKIM ở trên và hướng dẫn các Email Service Provider làm gì khi có kết quả xác thực như bên dưới:

  • p=none: Email được gửi đi
  • p=quarantine: Email sẽ được đưa đến folder cách lý nào đó, trong inbox bạn sẽ không thấy
  • p=reject: Email sẽ bị từ chối